SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ BAO CẤP
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ BAO CẤP
Kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp là 2 hướng quản lý kinh tế vĩ mô đối lập nhau với các triết lý và cách phân bổ tài nguyên khác nhau. Đa số các quốc gia đều có một số yếu tố của cả 2 cách quản lý này trong mô hình kinh tế của mình.
SỰ KHÁC BIỆT
Nền kinh tế thị trường theo đúng ý nghĩa của nó là một nền kinh tế vận hành tự do, giá cả của hàng hóa tuân theo cung cầu của thị trường mà không có tác động nào từ Chính phủ. Ngược lại, nền kinh tế bao cấp là một nền kinh tế được kiểm soát và quản lý hoàn toàn bởi Chính phủ.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC TRIẾT GIA TRONG LỊCH SỬ VỀ CÁC NỀN KINH TẾ
Karl Marx: Triết gia nổi tiếng người Đức nghĩ rằng nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế không công bằng bởi vì địa vị và quyền lực chỉ tập trung vào những người có vốn (capital) và chính ông gọi những người ủng hộ nền kinh tế thị trường là những người tư bản (capitalist) hay chủ nghĩa tư bản (capitalism)
John Maynard Keynes: Một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh với lý thuyết kinh tế Keynes của mình nghĩ rằng một thị trường tự do hoàn toàn sẽ không thể tự nó tồn tại được khi nền kinh tế gặp suy thoái lớn mà bắt buộc phải có sự can thiệp của Chính phủ để các cuộc suy thoái được quản lý tốt hơn.
Ludwig von Mises: Nhà kinh tế học người Áo – người theo chủ nghĩa kinh tế Áo lại có một quan điểm rằng, các nền kinh tế bao cấp sẽ luôn thất bại bởi vì không có một mức giá hợp lý nào có thể được đặt ra nếu không có cạnh tranh từ các khu vực tư nhân. Việc Chính phủ tự tay đặt các mức giá sẽ gây ra thặng dư hoặc thiếu hụt rất nhiều.
Milton Friedman – nhà kinh tế học đạt giải Nobel người Mỹ tin rằng nền kinh tế bao cấp sẽ giới hạn sự tự do của thị trường và các quyết định kinh tế trong cách quản lý này sẽ không mang lại lợi ích chung cho toàn quốc gia mà chỉ mang lại lợi ích cho các chính trị gia đang quản lý nó.
THỰC TẾ NGÀY NAY
Không một quốc gia nào theo một cách quản lý hoàn toàn. Lấy ví dụ như Việt Nam trước 1986 (Đổi mới), chúng ta từng là một quốc gia theo cách quản lý kinh tế bao cấp với triết lý quản lý tương tự Liên Xô. Tuy nhiên, mô hình này không hiệu quả khi nó không thể giúp cuộc sống của nhân dân tốt lên và dẫn đến bước ngoặt lịch sử vào năm 1986 khi Quốc hội thông qua Chính sách Đổi mới để đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Việt Nam chúng ta kết hợp cả 2 loại hình này trong việc quản lý kinh tế quốc gia. Đối với các ngành nghề thiết yếu như Điện, Nước, Phân bón,.... thì tất cả những ngành này đều là các công ty do Nhà nước quản lý và đặt các mức giá phù hợp, trong khi đối với các ngành nghề khác đều tuân theo quy luật tự do của thị trường.
Mỹ là một quốc gia tư bản với triết lý thị trường tự do từ khi lập quốc, tuy nhiên cũng có giai đoạn mà họ sử dụng mô hình bao cấp đó là vào Thế chiến II khi mà Mỹ cần cả quốc gia tập trung vào để phục vụ cho chiến tranh với 3 quốc gia của trục Phát Xít. Cũng có giai đoạn mà Mỹ rất tuân theo chủ nghĩa Keynes khi Chính phủ can thiệp trực tiếp vào thị trường tự do để ổn định nó trong những năm đại suy thoái 1929 – 1936.
KẾT LUẬN
Trên thị trường tài chính đầy cơ hội nhưng cũng có những tiềm ẩn không ngờ, chúng ta cần có những quyết định thông minh và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào hoạt động này. Với Vantage, bạn có thể yên tâm giao dịch và được hỗ trợ bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Với mong muốn mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng, Vantage không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu mọi sự tiện lợi khi giao dịch. Ngoài ra, Vantage cũng cung cấp cho các nhà đầu tư các công cụ và tài liệu học tập phong phú, giúp họ nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để giao dịch thành công trên thị trường forex. Các nhà đầu tư của Vantage có thể tham gia vào khóa học đầu tư tài chính The Van Training Center hoàn toàn miễn phí và có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét